RỐI LOẠN TIÊU HOÁ
Tiêu hoá là quá trình biến thức ăn thành những chất có thể hấp thu qua thành ống tiêu hoá để vào máu. Quá trình này bắt đầu từ miệng cho đến ruột già. Bất kỳ nguyên nhân nào làm thay đổi, đảo lộn, cản trở quá trình tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá gọi là Rối Loạn Tiêu Hoá.
1. NGUYÊN NHÂN
– Rối loạn tiêu hoá không phải là 1 bệnh lý mà là hậu quả của một nguyên nhân nào đó gây nên. Có nhiều nguyên nhân nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến như sau:
+ Nhiễm khuẩn đường ruột: ngộ độc thực phẩm
+ Loạn khuẩn đường ruột: sử dụng thuốc kháng sinh, uống rượu, bia…
+ Viêm loét đại trực tràng
+ Hội chứng ruột kích thích (IBS)
+ Viêm loét dạ dày, thực quản, tá tràng.
+ Trẻ sơ sinh hệ tiêu hoá, hệ vi sinh đường ruột chưa hoàn thiện.
+ Các bệnh lý khác như co thắt tâm vị, môn vị, cường giáp, suy giáp…
1.1. Nhiễm khuẩn đường ruột:
– Khi ăn, uống phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, thực phẩm bẩn, ôi thiu, chứa độc tố. Khi đó cơ thể sẽ đào thải ra ngoài một cách nhanh nhất có thể và biểu hiện là miệng nôn trôn tháo:
+ Dạ dày co bóp mạnh, liên tục để tống hết thực phẩm nhiễm độc qua đường miệng gây triệu chứng nôn
+ Tăng tiết dịch vào ruột, tăng co bóp nhu động ruột để đẩy hết thực phẩm nhiễm độc ra ngoài gây triệu chứng tiêu chảy
Bên cạnh các triệu chứng đó thì kèm theo đau bụng nhiều, sau khi thải hết độc tố thì các triệu chứng đó sẽ tự hết. Chúng ta cần bổ sung
nước điện giải để giảm tình trạng mất nước và các khoáng chất cần thiết, bổ sung men vi sinh hỗ trợ giúp cân bằng đường ruột và giảm các triệu chứng kéo dài.
1.2. Loạn khuẩn đường ruột:
Các vi khuẩn đường ruột có vai trò lên men, tiêu hoá thức ăn. Khi xảy ra sự mất cân bằng hệ vi sinh này dẫn tới sự rối loạn trong quá trình chuyển hoá thức ăn và gây ra rối loạn tiêu hoá. Hầu như trong tất cả các vấn đề về rối loạn tiêu hoá đều có xảy ra sự mất cân bằng của hệ vi sinh này, và cũng thường gặp khi sử dụng thuốc kháng sinh, khi uống rượu bia nhiều làm thay đổi nồng độ PH trong dạ dày, ruột, rửa trôi các men tiêu hoá làm rối loạn quá trình tiêu hoá thức ăn.
1.3. Viêm loét đại trực tràng cấp, mãn tính:
Viêm đại tràng là tình trạng viêm trong niêm mạc đại tràng có thể do bị nhiễm vi khuẩn, virus, lao, ký sinh trùng, viêm loét, polyp, u…gây nên. Các triệu chứng thường gặp như:
+ Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội có thể ở bất kỳ vị trí nào trên vùng bụng chứ không cố định.
+ Tiêu chảy hoặc táo bón hoặc hỗn hợp, tần xuất đi cầu nhiều lần trong ngày và cảm giác như phân không dứt.
+ Phân có thể có máu cá hoặc không.
Các trường hợp đi ngoài phân lẫn máu, độ tuổi trung niên nên nội soi kiểm tra xem có xuất hiện khối u, polyp để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
1.4. Hội chứng ruột kích thích:
Là một dạng rối loạn đại tràng mà nội soi kiểm tra không có tổn thương thực thể. Bệnh nhân thường gặp các triệu chứng tương tự viêm đại tràng. Ngoài ra Hội chứng ruột kích thích thường có một biểu hiện tương đối khác viêm đại tràng là tình trạng buồn đi cầu có thể xảy ra ngay khi vừa mới ăn 2,3p khi gặp phải một loại thức ăn gây kích thích. Điều này được lý giải bởi hệ thần kinh não ruột có mối liên hệ mật thiết với nhau, khi có một loại thực phẩm lạ gây kích ứng được ngửi thấy hoặc ăn phải, não bộ ngay lập tức truyền thông tin xuống trực tràng gây tăng tiết dịch, tăng nhu động ruột kích thích đi cầu.
– Hội chứng ruột kích thích thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới (tỷ lệ có thể gần tương đương 2:1), người dưới 35 tuổi dễ bị mắc hơn người lớn tuổi.
1.5. Bệnh lý dạ dày, tá tràng:
Là dạ dày gặp phái các tình trạng như dư acid, viêm loét dạ dày, tá tràng, u, polup dạ dày… với các triệu chứng điển hình như trào ngược, ợ hơi ợ chua, nóng rát dạ dày, đầy bụng ăn không tiêu… từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá bình thường của cơ thể.
1.6. Trẻ sơ sinh hệ tiêu hoá, hệ vi sinh đường ruột chưa hoàn thiện
- Chi tiết rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh: xem tại đây!
2. BIỆN PHÁP
Đối với từng nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau
2.1. Nhiễm khuẩn đường ruột:
Quá trình miệng nôn trôn tháo sẽ giúp đẩy hết độc tố ra khỏi cơ thể, bổ sung men vi sinh, các vitamin, khoáng chất, bù nước (sử dụng bù nước điện giải), bên cạnh đó cần cố gắng loại bỏ hoặc hạn chế tối đa các tác nhân dẫn đến rối loạn tiêu hoá như lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn. Chú ý các trường hợp nặng cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
2.2. Loạn khuẩn đường ruột:
Bổ sung men vi sinh, hạn chế bia rượu, khi sử dụng thuốc kháng sinh nên kết hợp uống men vi sinh xen giữa các lần uống kháng sinh.
2.3 Bệnh lý dạ dày:
Sử dụng các dòng sản phẩm hỗ trợ giảm tiết acid dịch vị dạ dày, trung hoà acid dạ dày, điều trị nhiễm khuẩn HP nếu có…
2.4 Viêm loét đại trực tràng, Hội chứng ruột kích thích:
– Đối với Viêm Đại Tràng và Hội Chứng Ruột kích thích vẫn chưa có phương pháp tối ưu, thường được xử lý đơn hoặc phối hợp tuỳ tình trạng:
+ Thuốc thư giãn cơ, chống co thắt đại tràng.
+ Thuốc giảm tiêu chảy, táo bón.
+ Thuốc giảm viêm loét đại tràng.
+ Thuốc an thần giảm lo lắng, căng thẳng.
+ Bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, giúp lành vết loét, giảm triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài phân sống, phân nát, đau bụng, táo bón…
– Thay đổi lối sống:
+ Tập thể dục để giảm cảm giác lo lắng, tăng tinh thần tích cực, tăng cường thể lực.
+ Lựa chọn thực phẩm sạch, phù hợp, dễ tiêu hoá (khuyến khích ăn theo chế độ FODMAP), tránh các thực phẩm gây kích ứng (đối với từng người sẽ có những loại thực phẩm gây kích ứng khác nhau).
2.5 Lưu ý: khi cần bổ sung men vi sinh để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá do nguyên nhân nào đó hoặc để hỗ trợ quá trình tiêu hoá tốt hơn, tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng cho cơ thể, bạn nên lựa chọn các dòng men sử dụng bào tử lợi khuẩn để có được kết quả điệu trị tối ưu.
– Men vi sinh chứa 60 tỷ Bào tử lợi khuẩn MenSporeX, lọ 10ml, cho trẻ sơ sinh giảm tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hoá, giúp ăn ngon, tăng cân.
– Men vi sinh chứa 60 tỷ Bào tử lợi khuẩn MenSporeX For Family hộp 10 ống 5ml hỗ trợ rối loạn tiêu hoá cho cả gia đình.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về nguyên nhân của rối loạn tiêu hoá cùng 1 số biện pháp phòng ngừa, hy vọng sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích trong quá trình chăm sóc sức khoẻ hệ tiêu hoá của các bạn.